Kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng CHUẨN

kinh-nghiem-thi-cong-mong-nha-xuong

Những kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng sẽ mang lại nhiều hữu ích trong quá trình xây dựng. Để tìm hiểu chi tiết, hãy cùng Mái che di động ORCO theo dõi bài viết sau. 

kinh-nghiem-thi-cong-mong-nha-xuong

Nhà xưởng là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nên luôn tập hợp nhiều thiết bị máy móc, hàng hóa và nhân công. Do vậy, nhà xưởng cần phải được xây dựng an toàn để tránh xảy ra thiệt hại về người và của. Muốn thế, yếu tố tiên quyết phải có là một nền móng chắc chắn. Dưới đây là những kinh nghiệm thi công móng nhà xưởngORCO muốn gửi đến các bạn.

Kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng bền vững

Để quá trình thi công móng nhà xưởng đạt chất lượng cao nhất, bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:

Các yếu tố cần thiết cho quá trình thi công

Kiểm tra kết cấu địa chất: Đây là yêu cầu đầu tiên buộc phải thực hiện đối với bất kỳ công trình xây dựng nào. 

Lựa chọn kiểu móng nền: Thông qua việc khảo sát đất nền nói trên, người kỹ sư công trình sẽ quyết định được nên sử dụng loại móng nào.

Chất lượng thi công: Trong quá trình thực hiện, đòi hỏi người thợ phải lành nghề, làm đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo độ an toàn cho công trình.

Nguyên vật liệu sử dụng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, những vật liệu xây dựng chất lượng sẽ giúp các chức năng của nền móng được phát huy một cách hiệu quả. 

Nhà thầu: cần chọn lựa một nhà thầu uy tín, với những nhân công giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để tránh những rắc rối phát sinh.

kinh-nghiem-thi-cong-mong-nha-xuong

Những loại móng nền phù hợp

Trong xây dựng, có 4 loại móng phổ biến được nhiều kỹ sư lựa chọn là:

Móng đơn: được chia thành 4 kiểu là móng độc lập, móng trụ, móng cột và đế cột.

Móng băng: có 2 loại thường dùng là móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.

Móng bè: gồm móng bè phẳng, bè nấm, bè có gân, bè dạng hộp.

Móng cọc: có 2 loại chính là móng cọc đài thấp và cao.

Đối với công trình xây dựng nhà kho, nhà xưởng, móng đơn và móng băng là 2 kết cấu được sử dụng rộng rãi.

kinh-nghiem-thi-cong-mong-nha-xuong

Kết cấu móng nhà xưởng

3 bộ phận không thể thiếu, kết hợp tạo thành một nền móng là bản móng, giằng móng và cổ móng.

Bản móng: còn được gọi là đài móng, thường mang dáng hình chữ nhật. Bản móng được xây dựng với một độ nghiêng nhất định, đã được tính toán hợp lý sao cho phù hợp với công trình. Đồng thời, để móng nhà được cứng chắc hơn, bố trí thêm các gờ trên bản móng là một biện pháp hữu hiệu.

Giằng móng: có nhiều tên gọi khác là đá kiềng hay dầm móng. Bộ phận này có chức năng nối các móng lại với nhau, nhằm nâng cao độ vững trãi cho móng nền. Và khi phải chịu tải trọng lớn, lực ép cũng được phân bổ rộng cho toàn bề mặt móng, tránh làm công trình bị biến dạng.

Cổ móng: là phần trung gian truyền lực tải từ nền nhà xuống nền móng. Tuy nhiên, bên dưới nền nhà cũng là nơi lắp đặt ống cấp thoát nước, hầm xí,.. Để không ảnh hưởng đến các hệ thống đó, cổ móng phải có độ cao thích hợp và tạo độ sâu chôn nền móng.

Quy trình thi công móng nhà xưởng chuẩn

Bước 1: Đào hố đất

Đây là lúc phát huy công dụng của máy đào, xe chở đất,… Nhờ vậy, đỡ tiêu tốn sức người cũng như tiết kiệm được thời gian.

Sau khi đào, cần làm phẳng bề mặt hố móng, cách thường dùng là đổ một lớp bê tông lót móng. Lưu ý, luôn giữ hố móng được khô ráo.

    Bước 2: Gia công

Nhằm đẩy nhanh việc xây dựng, công tác gia công, tạo hình sắt thép để làm thành đế móng, sắt cổ cột, sắt đà kiềng này có thể diễn cùng lúc với quá trình thực hiện đào đất.

    Bước 3: Đóng cốt pha

Trước khi tiến hành đổ bê tông, cần sử dụng ván ép để làm khuôn định hình và giữ cho bê tông không chảy tràn ra ngoài. Các kích thước khuôn ván hay sử dụng là 20cmx4m, 25cmx4cm, 30cmx4m,…

    Bước 4: Đổ bê tông

Người thợ cần lưu ý các tỷ lệ đá, cát, nước, xi măng để tạo nên vữa trộn tốt và nên dùng máy trộn chuyên dụng để tiết kiệm sức lực, rút ngắn thời gian thi công.

    Bước 5: Tháo cốt pha móng

Sau một thời gian, khi chắc chắn bê tông đã khô cứng thì tiến hành tháo lớp khuôn ván ép.

    Bước 6: Bảo dưỡng sau thi công móng

Muốn đạt được cường độ bê tông tốt nhất, tránh sự rạn nứt, cần liên tục giữ ẩm cho bê tông trong suốt thời gian bảo dưỡng. Có một số cách cấp ẩm như tưới nước lên bề mặt bê tông, che chắn bằng ván để giảm thiểu sự bốc hơi dưới ánh nắng, hoặc phun các chất dưỡng hộ,..

Trên đây là những kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng ORCO đã NGHIÊN CỨU được qua nhiều năm từ nhiều công trình khác nhau. Hy vọng những thông tin đó đã giúp bạn bổ trợ thêm một phần kiến thức và mang lại những hữu ích trong công tác xây dựng. Chúc các bạn thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

MÁI HIÊN THÔNG MINH – BẢO HÀNH TẬN TÌNH

Hotline: 0854.799.798

Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/garaminixepgon

Youtube: https://www.youtube.com/@maicheorco

Email: orco.sale@gmail.com

Địa chỉ : 453/20 Tô Ngọc Vân, Khu phố 1, Phường Tam Phú, TP Thủ Đức, TP HCM

>>>Xem thêm:  MÁI HIÊN DI ĐỘNG VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG HIỆN NAY

Bài Đăng Cùng Series
xe ô tô ve sinh xe o to honda 600x400 TIẾT LỘ CÁCH CHĂM SÓC NỘI THẤT Ô TÔ, XE HƠI ĐÚNG CÁCH MÙA HÈve-sinh-nha-xuong Bỏ túi bí quyết vệ sinh nhà xưởng từ những chuyên gia hàng đầucham-soc-xe-vao-mua-dong-1 Những lưu ý khi chăm sóc xe ô tô vào mùa đôngve-sinh-nha-xuong Tại sao cần phải thường xuyên vệ sinh nhà xưởng?Bạn đang xem: Kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng CHUẨNMái che di động ORCO bền vững theo thời gian leu-do-xe-ngoai-troi-bat-phu-kinGIẢI PHÁP CHỐNG NÓNG CHO NHÀ XƯỞNG giai-phap-chong-nong-nha-xuongCó thể tiết kiệm 30% chi phí nếu được tư vấn hợp lý khi dùng mái xếp, mái hiên mai-xep-di-dong
Để lại một bình luận

Click vào Comment nhanh ở dưới để chia sẻ suy nghĩ của Bạn.

Bài viết rất hay, cảm ơn Tác giả. Hay lắm. Tôi đánh giá cao. Good Jobs. I Like this. Cảm ơn nhiều nhé. Cảm ơn về sự chia sẻ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo