Kho chứa hàng tạm là nơi lưu trữ hàng hóa tạm thời của các nhà máy. Chúng có thể là các kho di động, container hay các cấu trúc tạm thời khác. So với kho chứa cố định, kho chứa tạm cho phép dễ dàng di chuyển và thay đổi kích thước. Điều này giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi trong quy mô sản xuất hoặc nhu cầu hàng hóa hiện nay.
Một số ưu điểm và lợi ích của kho chứa hàng tạm
Trong quản lý chuỗi cung ứng, việc số lượng hàng hóa thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp phải thích nghi để thiết kế đủ không gian lưu trữ. May thay, kho chứa hàng tạm đáp ứng đủ những yêu cầu đó. Một số ưu điểm của kho chứa tạm là:
Tối ưu hóa không gian lưu trữ: Giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả không gian hiện có, đặc biệt là trong các nhà máy có diện tích hạn chế.
Giảm thiểu chi phí vận hành: Việc sử dụng kho chứa tạm giúp giảm chi phí liên quan đến xây dựng kho cố định, bao gồm cả chi phí bảo trì và vận hành.
Tăng cường linh hoạt trong quản lý hàng hóa: Các doanh nghiệp có thể dễ dàng di chuyển kho chứa đến các vị trí khác nhau để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sản xuất hoặc thị trường.
Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sản xuất: Khi có các đơn hàng đột xuất hoặc tăng trưởng nhanh chóng, kho chứa tạm cho phép doanh nghiệp tích trữ hàng hóa một cách nhanh chóng.
Các quy định về kho chứa hàng đạt tiêu chuẩn
Các kho chứa tạm phải đáp ứng một số quy định tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn mới được xây dựng và lắp đặt. Một số quy định bạn cần lưu ý là:
Tiêu chuẩn an toàn: Bao gồm việc sử dụng vật liệu bền vững, thiết kế chắc chắn để chịu được tải trọng và điều kiện thời tiết.
Quy định về bảo trì và kiểm tra kho chứa: Doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra định kỳ và bảo trì kho chứa để đảm bảo rằng nó luôn trong tình trạng hoạt động tốt và an toàn.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết: Các kho chứa phải tuân thủ các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, thông gió và an toàn lao động.
Một số loại kho chứa hàng tạm phổ biến
Trong lĩnh vực vận chuyển, có nhiều loại kho chứa hàng tạm, mỗi loại phục vụ cho những mục đích và nhu cầu khác nhau. Dưới đây là các loại kho chứa phổ biến cùng với công dụng của chúng:
Phân loại theo kết cấu:
1. Kho chứa hàng tạm cố định
Kho chứa hàng tạm cố định là loại kho được xây dựng tại một vị trí cố định, không di chuyển được. Các kho này thường được thiết kế với các kết cấu vững chắc và kiên cố nhằm đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa trong suốt thời gian lưu trữ.
Đặc điểm kết cấu và chất liệu: Kho chứa hàng cố định thường được xây dựng với khung sắt và cọc gia cố xuống đất, tạo sự ổn định. Phần mái và các bề mặt của kho được phủ lớp vải bạt chống thấm nước, giúp bảo vệ hàng hóa khỏi tác động của thời tiết.
Giá bán hoặc cho thuê kho để tạm hàng: Giá thường sẽ rẻ hơn trong trường hợp không có yêu cầu di chuyển, vì không cần các cơ chế di động. Chi phí chính chủ yếu nằm ở vật liệu làm khung sắt, mái bạt và chi phí đóng cọc xuống đất.
2. Kho chứa hàng tạm di động
Kho chứa hàng tạm di động là loại kho có thể di chuyển, không cố định tại một địa điểm nhất định. Các kho này thường là các cấu trúc lắp ráp, dễ dàng tháo dỡ và vận chuyển từ nơi này sang nơi khác. Các kho di động thường có kết cấu nhẹ hơn và dễ dàng lắp đặt nên được nhiều người lựa chọn.
Đặc điểm kết cấu và chất liệu: Kho chứa được làm từ khung sắt chắc chắn, có gắn thêm bánh xe di động để dễ dàng vận chuyển. Phần mái che cũng được phủ lớp vải bạt chống thấm nước với nhiều mẫu mã và màu sắc phù hợp với nhu cầu của người sử dụng..
Giá bán hoặc cho thuê kho để tạm hàng: Giá thành có thể cao hơn do sự bổ sung các bộ phận như bánh xe hay các chi tiết di động khác. Tuy nhiên, nếu tính toán chi phí lâu dài về sự linh hoạt trong di chuyển, kho di động lại là lựa chọn tiết kiệm hơn.
Phân loại theo địa điểm:
1. Kho hàng tạm trong nhà xưởng, công trình
Nhà xưởng hoặc công trình là những nơi thường xuyên cần được lắp đặt các kho hàng tạm bởi tính chất công việc liên quan. Những kho hàng tạm sẽ nằm ngay trong khu vực sản xuất hoặc công trình xây dựng, gần nơi có nhu cầu sử dụng hàng hóa.
2. Kho chứa hàng tạm tại cảng
Kho chứa hàng tại cảng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời gian chờ làm thủ tục hải quan hoặc chờ vận chuyển tiếp theo, các kho này sẽ giúp lưu trữ tạm thời hàng để tránh các tác động từ bên ngoài. Chúng thường nằm gần khu vực cảng biển hoặc khu vực trung chuyển để dễ dàng vận chuyển.
3. Kho chứa hàng thương mại điện tử
Kho chứa này thường phục vụ cho các hoạt động bán hàng trực tuyến nên cần không gian kín. Các kho sẽ nằm gần các trung tâm phân phối hoặc trong khu vực logistics để dễ dàng đưa đến đơn vị vận chuyển gần đó.
Thi công hoặc thuê kho chứa hàng tạm cần giấy phép không?
Theo quy định tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020: trường hợp thi công hoặc thuê kho chứa hàng tạm di động không cần xin giấy phép. Lý do bởi đây là công trình xây dựng tạm thuộc trường trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Điều này tạo điều kiện thuận tiện cho các chủ doanh nghiệp và các nhà máy thiết kế những kho chứa phục vụ cho nhu cầu lưu trữ.
Tuy nhiên, đối với loại kho chứa hàng tạm cố định (có cọc đóng xuống đất) thì cần phải xin giấy phép xây dựng. Bởi lẽ, công trình này không nằm trong Điều 131 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020. Cá nhân hoặc doanh nghiệp cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thủ tục và giấy tờ.
Những lưu ý khi thi công lắp đặt kho chứa hàng tạm
Xác định rõ mục đích sử dụng và kích thước kho chứa cần thiết để chọn địa điểm lắp đặt thuận lợi, dễ tiếp cận cho việc vận chuyển hàng hóa.
Đảm bảo đã xin cấp giấy phép cần thiết từ cơ quan chức năng và tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Sử dụng các vật liệu có khả năng chống chịu thời tiết, độ bền cao và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn.
Nên tính toán tải trọng và bố trí kho sao cho tối ưu hóa không gian và dễ dàng tiếp cận hàng hóa.
Đào tạo cho công nhân về an toàn lao động và quy trình thi công cũng như cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân.
Cần phải thiết lập quy trình kiểm tra định kỳ và bảo trì kho chứa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trước khi bắt đầu sử dụng.
Lập ngân sách chi tiết cho toàn bộ quá trình thi công, bao gồm vật liệu, nhân công và các chi phí phát sinh để đảm bảo không vượt ngân sách.
Một số mẫu thiết kế kho chứa hàng tạm mới nhất
Kho chứa hàng tạm không chỉ là nơi lưu trữ linh hoạt mà còn giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí một cách hiệu quả. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp, việc áp dụng kho chứa này sẽ ngày càng trở nên cần thiết trong việc duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường. Hy vọng những thông tin mà ORCO chia sẻ sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp!